Cách chọn cửa phu hợp với không gian nhà

Trong một căn nhà, cửa sổ có vị trí rất quan trọng. Đó không chỉ là nơi lấy sáng tự nhiên, thông gió, thoát nhiệt, thoát mùi, ẩm mốc, mà còn tạo tầm nhìn ra thiên nhiên, phá bỏ cảm giác chật chội cho những căn phòng nhỏ.

Đối với phòng ngủ, không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên đặt cửa sổ tại vị trí đón nắng hướng tây, sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe. Ngoài ra, để không gian thông thoáng, không nên mở cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, chuồng trại... Cũng cần tránh kê các đồ nội thất như TV, trang thiết bị máy móc gần cửa sổ, sẽ rất nhanh hỏng.

Phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên nhiều hoặc cửa quá to. Trẻ em thích leo trèo, nhìn ra ngoài cửa sổ có thể dễ bị ngã, bị thương... Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ. Ngoài ra, để tăng tính an toàn, tránh để trẻ bị giật mình vì cảnh vật bên ngoài, không nên đặt giường ngủ của trẻ sát cửa sổ.

Ngược lại, đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn.

Với phòng vệ sinh, quan niệm trước đây và ngày nay đã thay đổi. Trước đây, phòng vệ sinh luôn phải đặt ở nơi càng kín đáo càng tốt. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều thiết kế cửa sổ cho khu vệ sinh, chứ không đơn thuần chỉ là cửa thông gió. Cửa sổ phòng vệ sinh là cách để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc, thoát mùi và lấy sáng tự nhiên. Và quan trọng hơn là tạo được cảm giác thoái mái khi được ngắm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài tránh cảm giác bó hẹp. Trong thiết kế cửa sổ phòng vệ sinh, chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo tránh làm mất đi tính riêng tư.

Bạn cũng có thể mở cửa sổ tại các điểm nhìn ra biển, xa là đồi núi, nhìn ra khoảng sân vườn xanh tươi hoặc thung lũng, ruộng lúa… Vẽ tranh lên kính các ô cửa sổ cũng là một cách để bạn biến cửa sổ thành điểm nhấn có ý nghĩa cho căn phòng của bạn.

Nếu chẳng may cửa sổ nhà bạn quay ra hướng nắng gắt mà vẫn muốn mở cửa thì có thể trồng cây bóng mát hoặc giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt. Nên tạo các ô văng lớn hoặc chớp sắt để hạn chế ánh nắng xuyên vào phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kính phản quang và rèm cửa.

 

Cách chọn cửa lấy hướng gió

Mùa hè sắp đến. Việc mở toang cửa sổ đón gió mát là một thói quen và một cách hoà mình với thiên nhiên của người dân Việt Nam. Chính vì thế, cửa sổ được coi là nhân tố rất quan trọng trong việc kết nối con người với môi trường xung quanh. Chức năng chính của cửa sổ là thông gió và lấy sáng. Có nhiều loại cửa sổ, mỗi loại có những đặc tính riêng, phù hợp với từng nhà và tuỳ mỗi tính cách người sử dụng.


Bên cạnh cửa chính, cửa sổ là một phần rất quan trọng trong tổng thể ngôi nhà mà bất kỳ gia chủ nào khi xây dụng cũng phải quan tâm, tìm hiểu và được tư vấn từ các chuyên gia nội thất để bố trí sao cho hợp với Phong thủy.


http://www.quyhanh.vn/images/stories/Image/Nha_Dep/PhongThuy/cua-so-phong-thuy-01.jpg



NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CỬA SỔ

Phong thủy không quy định bắt buộc số lượng cửa sổ trong mỗi nhà, mỗi gian phòng. Tuy nhiên phải có sự tương quan giữa hệ thống cửa sổ, cửa đi với toàn thể không gian sử dụng. Bởi vì bên cạnh cửa chính thì cửa sổ là nơi đối lưu không khí trong nhà, do đó tránh làm cửa sổ quá nhiều để không gây rối loạn trường không khí điều hòa bên trong ngôi nhà. Theo thuật Phong thủy, điều này sẽ làm không khí trong nhà căng thẳng, cuộc sống mọi người trong nhà không được ổn định. Ngược lại, nhà có quá ít cửa sổ sẽ làm cho không khí không được lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại. Tùy theo kết cấu của ngôi nhà và sở thích của gia chủ mà có thể thiết kế kích cỡ cửa sổ khác nhau.

HƯỚNG CHO CỬA SỔ

Cửa Sổ phải được mở về hướng gió tốt như Nam, Đông Nam, Tây Nam và hướng ánh sáng ổn định (Bắc, Nam). Có khi hướng cửa chính của nhà là Tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở hướng Bắc – Nam bên hông thì nên tận dụng. Cửa Sổ mở ra cần thu vào tâm nhìn, cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong, đồng thời lại tránh được người ngoài nhìn vào. Tránh đặt cửa sổ hướng Tây vì mặt trời hướng này rất chói sẽ khiến chủ nhà đau đầu, dễ cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Nếu không còn hướng nào khác để mở cửa sổ thì nên treo chuông gió thủy tinh dạng giọt, hình cầu, có nhiều mặt để biến ánh nắng mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ vào nhà quá mạnh, nên dùng loại rèm cửa dày để giảm bớt. Ngược lại, nên dùng loại rèm mỏng, có màu sáng nếu ánh mặt trời chiếu vào nhà vừa phải hoặc hơi yếu.
 

http://data.batdongsan.com.vn/Articles/CKE/120813/images/Giang/143.jpg

 

NHỮNG KIỂU THIẾT KẾ CỬA

Cánh cửa phải được thiết kế phù hợp với ngũ hành, tức là phù hợp với hướng cửa đối diện, tương ứng với vị trí của cửa trong phòng, sự sắp xếp và bài trí của ngôi nhà. Nếu cửa chính đối diện hướng Đông hoặc Đông Nam thì cửa thích hợp nhất là hình chữ nhật phù hợp với hành MỘc ở hướng Đông và Đông Nam. Thiết kế cửa kiểu này cũng thích hợp với hướng Nam vì Mộc sinh Hỏa; Nếu cửa chính quay về hướng Tây, Tây Bắc thì kiểu thiết kế cửa tượng trưng cho hành Kim là tốt nhất, hành Kim có dạng hình tròn và màu trắng rất phù hợp với hành Kim; Thiết kế có dạng hình gợn sóng, màu xanh dương rất thích hợp với hướng Bắc, tương trưng cho hành Thủy. Kiểu thiết kế này cũng phùh ợp với cửa hướng Đông và Đông Nam; thiết kế cửa có hình tam giác rất thích hợp với cửa ở hướng Nam, kiểu cửa này mang tính bảo vệ, ngăn chặn những năng lượng xấu vào phòng. Đặc biệt, kiểu cửa này sẽ gia tăng vận may cho những người mạng hỏa; Cửa có những ô vuông, màu vàng nhạt, tương trưng cho hành Thổ sẽ rất tốt cho cửa hương Đông Bắc và Tây Nam.


http://www.quyhanh.vn/images/stories/Image/Nha_Dep/PhongThuy/cua-so-phong-thuy-03.jpg



CỬA SỔ CHO TỪNG LOẠI NHÀ

Với Nhà Vườn- Biệt Thự: Với dạng nhà vườn theo kiểu truyền thống, cần lưu ý cửa sổ nên mở ra hàng hiện hoặc mái hắt bao quanh bên ngoài, tạo một trường khí chuyển tiếp. Cửa tương ứng với mặt đứng nhà qua tương quan đặc – rỗng, sáng – tối, cao – thấp...và tương đồng hay tương phản giữa các cửa với nhau. Tùy điền kiện kinh tế mà ta có thể làm cửa nhiều lớp để vừa nâng cao tính bảo vệ, vừa dễ dàng điều chỉnh nội khí theo biến đổi môi trường bên ngoài. Rèm hoặc các loại mành sáo, mái hắt...cũng khá quan trong trong việc chỉnh ánh sáng, che chắn tầm nhìn, giảm tác dụng xung sát bên ngoài vào không gian nhà và tạo nhét trang trí hài hòa với các thành phân khác của nội thất như tường, sàn, trần và đồ gỗ.

Với Nhà Chung Cư: Với dạng căn hộ chung cư được xây dựng sẵn với các phần khung, kết cấu và cửa đều cố định thì việc điều chỉnh cửa trở nên khó khăn hơn. Do vậy, cần quan sát để nhận định Cát, Hung và tìm cách chỉnh lý bằng các thủ pháp "mềm". Do cửa chính của căn hộ thường là cửa nhỏ và thiết kế căn hộ khép kín nên tác động từ cửa đi không nhiều. Ngược lại, cửa sổ và các cửa phụ ra ban công, loggia, thường làm rộng và sử dụng nhiều hơn. Với các căn hộ trên cao, nhiều mặt thoáng, nắng chói và gió mạnh thì giải pháp dùng rèm hoặc bình phong là tốt nhất. Tùy thời điểm trong ngày, tùy mua trong năm mà gia chủ kiểm soát mức độ mạnh – nhẹ của luồng khí bằng bình phong.


 


Các bài viết khác

Viber: 0941 888 816
Zalo: 0941 888 816 SMS: 0941 888 816